Tác động đến nghiên cứu thời tiền sử Đông Nam Á Stephen_Oppenheimer

Eden in the East (Ðịa đàng phương Ðông) và Out of Eden (Rời khỏi địa đàng) đề cập đến thời tiền sử ở đông và Đông Nam Á, nên giành được sự quan tâm của giới học giả nghiên cứu thời tiền sử ở vùng này, trong đó có Việt Nam. Diễn đạt của Oppenheimer dẫn đến việc hiểu rằng ông coi Đông Nam Á là một cái nôi phát triển của loài người[2], tập trung trong một số quan điểm bao gồm thứ nhất, Đông Nam Á là cái nôi đầu tiên của nông nghiệp xét trên phạm vi toàn cầu, và chính những sắc dân khu vực này đã truyền kỹ thuật trồng lúa nước cho người Hán. Thứ hai, Đông Nam Á là cội nguồn của nhiều yếu tố trong các nền văn minh phương tây. Và thứ 3, người Đông Nam Á chứ không phải người Trung Hoa đã thiên di tới vùng Đa đảo (Polynesia) Nam Thái Bình Dương[3].

Các quan điểm này dẫn đến hai luồng ý kiến tranh luận:

  • Phái phát triển ý tưởng "cái nôi", cho rằng từ vùng này một bộ phận loài người phát triển và lan tỏa đến các vùng khác, kể cả đến Trung ĐôngTrung Quốc. Nó hiện ra trong suy diễn về văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam, hay trong một số nghiên cứu dạng "bàn về nguồn gốc người Việt"[4].
  • Phái cho rằng nghiên cứu của Oppenheimer là những dữ liệu về một thời kỳ phát triển, nhưng chưa đủ định lượng để phản bác những kết quả nghiên cứu sinh học phân tử sau này [3][5][lower-alpha 1]. Chính Oppenheimer khi làm cố vấn cho bộ phim tài liệu The Incredible Human Journey cũng không đưa suy luận quá xa của mình vào đó[2].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Stephen_Oppenheimer http://www.accessmylibrary.com/coms2/summary_0286-... http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/04/to-tien-... http://www.bradshawfoundation.com/journey http://listverse.com/2008/04/09/top-10-scientific-... http://www.nytimes.com/2007/03/06/science/06brits.... http://faculty.mdc.edu/jmcnair/Joepages/The%20Real... http://vietsciences.free.fr/vietnam/sudia/nguongoc... http://koenraadelst.bharatvani.org/reviews/atlanti... //doi.org/10.1086%2F200054 http://www.icea.ox.ac.uk/about-us/staff/associates...